- Lê Thanh Tùng
- Bipolarité : Autrefois appelé psychose maniaco-dépressive, les troubles bipolaires font partie des troubles de l’humeur comme la dépression récurrente (ou trouble unipolaire).
- Nguyễn Phước Khánh (một số hình ảnh khi đi thăm Khánh ở Sartrouville 2020)
- Khánh là người hâm mộ nhất ... báo tin cho mọi người là cô ấy vừa đẹp vừa hát hay nữa.
Trại hè Port-de-Bouc 1965 Khánh đi tìm lều bạn thấy lều đóng nhưng Khánh vẫn tự nhiên không cần báo trước. Khánh có kể lại, khi tới lều thấy đóng kín bèn mở fermeture ra ! Đó là 2 anh chị nhà nước gọi là vk tiêu biểu đã về nước ... Khánh thấy chuyện gì mà chị ấy la lên vậy ?
Tạ Đức Minh Gà-Chết có kể câu chuyện cô Thơ mới từ Bỉ qua và có giọng hát rất hay. Hôm đó tại quán cà phê Le Fleurus M° Cité Universitaire có nhiều anh chàng rất thích nhưng không biết tán tỉnh, chỉ biết phô trương tật xấu người khác : người ở dơ, người ngủ ngáy, người thì nghiến răng ... mà không thổ lộ thẳng. Nghĩa Xích-Lô thấy vậy thì cười thầm trong bụng và đến phút chót anh đứng dậy nói : để tôi đưa Thơ về.
- Tâm Đầu Bếp trại hè Port de Bouc 65 (lửa trại). Mỗi khi có lửa trại là mỗi lần anh Tâm Đầu Bếp được yêu cầu ra hát bài người đẹp lao động
- vì anh ấy có hứng sáng tác, người đẹp vóc giáng thướt tha ở trại, thích được chiều chuộng nhưng nào ai dám đụng tới ?
Tâm Đầu Bếp, Cà Mau, Đức Móm, Nguyễn Thiện Đạo.- Trại hè sv Port-de-Bouc 1965. Hoan, Nguyễn Quang Tiến, Vũ Hải Long, Nuyễn Bình.
- Nguyễn Ngọc Trân : GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Chủ nhiệm Chương trình Điều tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL(1983-1990), đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng 2023.
Viện NCHN Đà Lạt 1990. Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Ngọc Trân.
Tin Quê Hương (TQH) Ái Hữu Orsay 1966 :
Nguyên một cọc báo TQH để trong hộc thư có bài tường thuật về buổi họp giữa LHSVVN (Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Đức Phương, Dương Minh Đức) và Tổng hội svvn (Nguyễn Gia Kiểng, Huỳnh Hùng, Nguyễn Bá, Bách). «Nguyễn Gia Kiểng đề nghị đấu khẩu tại Maubert thì bài báo có dùng chữ vc con và vc cha khi có người trả lời “tôi đồng ý” thì anh Trân vc cha gạt ra ngay» vì vk không công nhận Tổng hội svvn.
- Nguyễn Nhơn Quang Keo
- Còn tiếp
Nguyễn Công Hoan
Kiếm nguồn tươi sáng.
Ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông
Từ nay ra sức anh tài.
Đoàn ta chen vai nề chi chông gai, lên đàng
Ta người Việt Nam. Nhìn tương lai huy hoàng,
Đoàn ta bước lên đàng cùng hiên ngang hát vang.
SV Orsay học thi ...
Lê Tri Phương (Hạt Mít)
Vào khoảng năm 1967 lúc đó ở cùng cư xá sv Pacaterie với nhiều người trong đó có Tạ Đức Minh (Gà Chết), Nguyễn Phước Khánh, Phạm Doãn Hạp, Huỳnh Văn Sơn (Sơn Già), Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Nhơn Quang, Hà Dương Tuấn, Trần Khánh Tường (Cà Mau), Nguyễn Tuấn Kiệt ... anh chàng nổi tiếng vì khi đi học về môn Hóa thì lại ôm theo quyển từ điển Pháp-Việt. Hôm đó Cà Mau có báo cho mọi người biết : «Tao bận học thi tụi mày đừng đứa nào tới phá nhé». Tuy nhiên chàng Hạt Mít đã học xong xuôi ... mình ở cùng hành lang với Cà Mau thì buổi tối nghe tiếng Cà Mau chạy ra hành lang la eo éo vì bị cúp điện.
Tường Cà Mau :
Là người may mắn nhất không phải đi xin việc cực khổ như mọi người mà chưa chắc đã được nhận, vì phải vượt qua chặng phỏng vấn rất nhiều người hàng trăm CV hy vọng được trả lời hẹn ngày phỏng vấn, xong cuối cùng công ty sẽ chọn người nào thích hợp nhất trong số vài ba người. Nhưng lúc ấy người ta đang cần tin học mới hỏi bạn Cà Mau có muốn đi làm không, vừa mới đậu MIAG (Maitrise Informatique Appliquée à la Gestion) xong. Họ cần đến nỗi năm sau nhận cả sv nào thi trượt MP2 hoăc PC2 chỉ cần có học rồi không cần phải đậu thi cuối năm. Mình thấy vậy liền báo cho một bạn đang rầu vì thi trượt.
SV Viêtnam đậu vào trường lớn :
Mọi người ganh đua thi vào tường lớn như trường Bách khoa (Polytechnique), trường Cao đẳng (ENS Rue d'Ulm), trường Hầm mỏ (Mines), trường Cao đẳng Truyền tin (Télécommunications), trường Cao đẳng Điện (Electricité),trường Cầu đường (Ponts et chaussées), trường Hàng không (Aéro), … Mình thì muốn thi Cầu đường vì bằng cấp ở Pháp có giá trị ở vn tuy mới ra trường nhưng sẽ được trọng dụng hơn người khác, không kể gì tới kinh nghiệm nghề nghiệp. Bố mình muốn như vậy tuy nhiên cũng không sao … ở trên đó Bố chắc cũng hãnh diện về con mình.
Mình may mắn có người anh họ Đỗ Quang Nghiêm cho mình ở tạm nhà Đông dương vào dịp lễ Giáng sinh cuối năm 1962. Anh rất hiền lành cho mình ngủ giường còn anh nằm dưới đất, buổi sáng anh ra mua bánh mì về anh em cùng ăn sáng. Anh đang theo học Y khoa nên mình được gặp luôn nhiều bạn cùng lứa với anh. Mình còn nhớ anh Nguyễn Trọng Anh đang chuẩn bị thi vào các trường lớn trên đây. Anh Anh trả lời anh Nghiêm «Mày mà thi cái gì »! Lúc ấy anh Nghiêm cũng đang bận học thi Y khoa.
Mình còn nhớ mãi câu nói đó, chắc anh Nghiêm cũng buồn nhưng chấp nhận bởi vì chuyện thường tình («người giỏi toán thì học gì cũng được, trái lại có giỏi Hóa học thì chưa chắc đã giỏi về toán chứ đừng nói học toán được»? Sau này anh Nguyễn Trọng Anh dạy học ở Orsay thì mình mới hay anh ấy đã đậu vào trường Bách khoa.
Lúc ở phòng anh Nghiêm thì mình gặp Nguyễn Quốc Sơn, cùng lứa được học bổng Pháp 1962 với Vũ Thiện Hân và Lâm Minh Chiếu. Anh Sơn có mở cửa phòng cho mình xem trên bàn và nói «chỉ cần có 2 quyển này thôi». Anh đậu vào trường Bách khoa ngay năm thứ nhì cũng như Lâm Minh Chiếu, và Vũ Thiện Hân đậu vào trường Truyền tin.
Hè 1962 anh Chiếu đậu xong trường Bách khoa đang chuẩn bị đi nghỉ hè thì nói «lúc chưa đậu thì ham lắm nhưng đậu rồi thì thấy chẳng là gì».
Chỉ có anh Hân là mình gặp lại 2008 cho tới nay. Khi ấy anh có tiếp mình tại labo CNAM (Conservatoire National des Arts et Métiers) làm sếp luôn 4 labo, trong bụng anh ấy nghĩ «giúp bạn được gì thì cứ giúp».
Thi tú tài 1962 thì anh Hân đậu thủ khoa. Chị Bích Đào bs là vợ anh Hân. Mình quen chị Bích Đào ở trại hè Port-de-Bouc 1965 vì cùng trong một toán. Chị Bích Đào lập hội ASSORV giúp trẻ mồ côi từ 1992, có 3 nhà trẻ mỗi nhà nuôi 50 trẻ ở Cần Thơ, Vị Thanh và Đà Nẵng. Mỗi năm có tổ chức bữa ăn mình đều tham dự.
Hội từ thiện ASSORV có 3 chi nhánh ở VN
Sinh hoạt trại hè Port-de-Bouc, Sète, …
Một vài lúc mình không quên được :
Phan Quang Thu :
Mặc dầu chơi bóng chuyền không giỏi mấy, nhưng anh Thu trổ tài làm trọng tài cho mọi người chơi được hào hứng. Bởi vì đã là trọng tài thì mọi người phải tuân theo, không được cãi. Giao banh, truyền banh, đỡ banh tất cả đều do anh quyết định cho điểm hay không. Lúc này anh Thu và anh Quang Keo rất thân nhau và đồng thời là nòng cốt, cùng với anh Lê Mộng Cần tích cực nhất gây không khí nhiệt tình ở trại.
Nguyễn Văn Bổn :
Nổi bật nhất là bóng chuyền, không phải vì anh là người tổ chức trong đội số 1 của Hội LHVK, nhưng mỗi khi có nhiều trại sinh muốn tham gia bóng chuyền, có người mới học chơi hoặc mới biết chơi thì anh Bổn lại đứng ra tổ chức cho đội này thắng được bên kia.
Về văn nghệ tôi nhớ có lần anh Bổn đóng vai em bé tròn trùng trục làm hề cho cả trại.
Quên mất đi trại thì số con gái rất hiếm, chỉ có con của VK nhưng vấn đề sanh ra và lớn lên tại Pháp thì chưa chắc gì các bạn từ VN đi du học có thể thích ứng được. Cũng có nhiều chuyện xích mích xảy ra mình cũng không hay biết. Chỉ mới đây khi về thăm gia đình VN, vài người bạn dẫn mình đi thăm bạn ở Châu Đốc. Người này lại nhắc tới anh Bổn, mỗi khi có dịp thì mình chuyển lời khi nào anh Bổn có dịp về VN thì anh ấy muốn gặp lại người đã từng bênh vực anh bạn khi bị ở thế yếu cảm thấy bơ vơ ...
Cờ tướng ở trại hè Port-de-Bouc :
Lúc đông người nhất là sau bữa cơm trưa khi uống cà-phê … Mình chỉ đứng xem thôi chứ không có kiên nhẫn để chơi, thường là Minh Gà Chết và Lý Hoài Trinh, Hà Dương Tường, Phan Huy Đường … Chị Phương Thảo thì đòi chơi với Minh Gà Chết nhưng bị từ chối vì anh ta chỉ thích đấu với người ngang hàng, trả lời cho chị Thảo : «ra rủ Hoan mà chơi». Chị Thảo rủ mãi cuối cùng tôi cũng phải chiều ý, nhưng không biết chơi và cũng không ham cờ vì rất mệt suy nghĩ. Thế rồi lần nào mình cũng thua.
Nhớ lại lúc học Math Sup Lycée Pothier 1962, ở nội trú thì có anh bạn tên Sgueg. Anh ấy chơi cờ Dame với ai cũng đều thua, bèn rủ mình chơi mà mình thì chẳng biết cờ Dame. Anh bạn nói dễ lắm và dạy mình chơi … tất nhiên mình thua anh ấy nhiều lần.
Paris, 05-04-2025.
Nguyễn Công Hoan
(còn tiếp)