Học cách tĩnh tâm
Thế
nào là tĩnh tâm ? Làm thế nào cho tâm an lạc bình thản vô sự tức là không
tham, không sân, không si ?
Xin kể lại :
1- Thế nào là tĩnh tâm ?
Nhờ
có nhân duyên gặp bà xã mình cho nên được đi học để có khả năng lấy được năng
lượng tự nhiên (NLTN) để xài, khác với nhân điện do học viên thần thánh hóa chứ
không phải là một khoa học tinh thần (tâm linh) nếu biết phương pháp và có thầy
hướng dẫn thì lấy được điện năng. Điện năng sẽ làm quân bình các tế bào cho nên
lành bệnh.
Muốn
như vậy phải tập tĩnh tâm. Tức là không bị bên ngoài chi phối, tâm phải lắng đọng
không suy nghĩ, sợ hãi, nghi ngờ. Trong đạo Phật hay dùng chữ « trống
không » tức là không cảm nhận bất cứ gì qua tai, mắt, mũi, lưỡi, thân và ý.
Khi ấy mới có thể thâu nhận điện năng (NLTN).
Chữa
lành bệnh như vậy rất dễ (nhiều phép lạ có thể xảy ra) nhưng khó nhất vẫn là sống
vui, sống khỏe, sống có ích.
Khi
nghe Sư Thích Giác Hạnh nói chuyện về « Thế giới tâm linh là có thật »
là một trong nhiều người có từ trường có khả năng cảm nhận được thế giới vô
hình. Chính vì vậy mà Sư giải thích được nhiều chuyện rắc rối trong cuộc sống
này và giúp đỡ bằng cách làm lễ « Quy y » cho một cá nhân hoặc cả một
tập thể hương linh, đó là sự sám hối thì cuộc sống an lành trở lại.
Sư
Thích Giác Hạnh chứng minh cho thấy thế giới vô hình là có thật. Tất cả những
gì chúng ta đang nói và làm thì thế giới vô hình đều biết, có khi ở ngay bên cạnh
mà ta không hay ! Chỉ những ai có cơ duyên thì mới cảm nhận được sự có mặt
của họ (ông bà, cha mẹ, thầy trò, anh em, bạn bè đã qua đời, v.v.) không biết là ai hoặc
nhiều người nào đang hoan hỷ.
Sự
hiểu biết rất giới hạn của con người do nhà thiên văn Hubert Reeves nói vào những
năm 1980 : « Chúng ta chỉ biết được có 5% còn 95% là không biết »
và mới đây ông Trịnh Xuân Thuận lại xác nhận là không phải 5% mà chỉ còn 4% !
Với cái đà này thì tới năm 2100 sự hiểu biết của chúng ta sẽ chỉ còn 1% và 99%
là những điều ta không hiểu. Ý muốn nói là càng tài giỏi (thông minh) bao nhiêu
thì con người càng nhận thấy mình kém cỏi bấy nhiêu.
Gieo
gì thì gặt nấy. Theo Sư Thích Giác Hạnh thì cuộc sống là do nhân quả. Xin chú
thích thêm nhân quả có tác dụng không phải 100% nhưng 60% thôi, còn 40% kia do môi trường xung quanh, do sự cố gắng tu tập và duyên lành nữa.
4- Luật vui khỏe có ích
Thật
vậy thấy người hoạn nạn thì thương. Chẳng qua họ đang theo bài học cho thuộc
trên đoạn đường đi. Cuộc sống chúng ta thật ra chỉ là một chuỗi bài học từ cảnh
này tới cảnh khác. Trải qua để học hỏi : tại sao trên quả đất này chỉ có 7
tỷ người mà cho tới nay đã từng có tới 108 tỷ lượt người sống ở đây ? Như
vậy 101 tỷ người kia ở đâu ra nếu không phải là do tái sinh ? Khi da trắng
lại tới da vàng, đen rồi lại tới đỏ, khi thì giàu sang, khi nghèo khổ, làm bác
học lại tới lúc ngu si đần độn, khi đẹp khi xấu, khi mù lòa bênh hoạn, tù đày,
v.v. Đó là những bài phải học thế nào cho vui khỏe có ích. Bởi vậy thấy người
giàu sang nhà cao cửa rộng mà không ham thích thèm thuồng, thấy người chức vụ
cao mà không cúi mình, thấy người nghèo dốt mà không khi dễ, thấy người hoạn nạn
mà không phê bình, thấy người hơn mình mà không ghen ghét. Như ông Phạm Ngọc Tới
thường nói : « Hạnh phúc của người khác cũng là hạnh phúc của
chính mình ».
Paris,
10-11-2019
NGYỄN
Công Hoan
Chú
ý : Đây chỉ là một bài luận văn chắc chắn còn nhiều sai sót. Mong bạn
thông cảm và góp thêm ý để sửa. Cám ơn nhiều.
No comments:
Post a Comment