About Me

Du même nom : Nguyễn Công Hoan est un écrivain vietnamien de renom, particulièrement connu pour ses contributions à la littérature moderne. Il a abordé des thèmes variés, mettant souvent en lumière la vie quotidienne et les luttes du peuple vietnamien. Công Hoan Nguyên ... ?

Sunday, 7 June 2020

Bên thắng cuộc (tóm lược)


Bên thắng cuộc

30-04-1975

1-    Vì sao thắng trận 30-04-1975 ?

-         Chiến thắng Điên Biên Phủ (1954, do đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo)

-         Hiệp định Genève (1954) dự định tổng tuyển cử 2 năm sau (1956) không thực hiện được vì USA không tôn trọng tổng tuyển cử. Dẫn tới kháng chiến, mặt trận dân tộc giải phóng ra đời (1960).

ĐT Võ Nguyên Giáp người chỉ huy cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

Sự kiện Maddox (1964) : USA (Johnson) lấy cớ để dội bom đánh phá miền Bắc … 1968 số lính Mỹ tham gia lên tới 545 000, 1972 (Nixon) Vietnam hóa chiến tranh (viện trợ từ 2,1 tỷ xuống còn 0,7 tỷ).

-         Hiệp định Paris (1973) : chiến thuật của VN, vừa đánh vừa đàm !

Bà Nguyễn Thị Bình Paris 1973
Lý do thất bại

-         Phong trào quần chúng sinh viên Mỹ chống chiến tranh; Martin Luther King, JF Kennedy bị ám sát; rồi tới Robert Kennedy cũng bị ám sát. Vụ thảm sát Mỹ Lai (do lệnh từ trên ... cuộc điều tra ngưng lại ...?).

-    Hình ảnh Tết Mậu Thân tướng Loan giơ súng bắn chết người đã bị bắt. Hình ảnh này làm cho người Mỹ suy nghĩ lại tại sao lại ủng hộ một chính quyền ác như vậy và nên theo phe nào khi thấy phụ nữ VN ngày đêm lái xe trên đường mòn Hồ-Chí-Minh để tiếp vận cho miền Nam (Ghi lại ý kiến người làm phim).

-         Việt nam hóa chiến tranh rút lính Mỹ từ 545 000 (1968) xuống còn 27 000 (1972), tiền viện trợ rút bớt 2/3 chỉ còn 0,7 tỷ !

-         Chiến dịch Hồ Chí Minh (do đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy). Với kế hoạch và sự chỉ huy của tướng Giáp cho một cuộc chiến từng phần bắt đầu từ Buôn Mê Thuột. Nhớ lại cuộc tổng tiến quân toàn quốc đã dẫn đến thất bại đau dớn Tết Mậu Thân (1968) : lý do Bộ Chính Trị đã không nghe lời tướng Giáp ?



 
Thảm sát đẫm máu Mậu Thân Huế 1968

- Mỹ không ngờ B-52 bị bắn rơi vì cứ theo súng ống kỹ thuật của Liên Sô không thể bắn tới cao được ? Nhưng họ đâu có biết các nòng súng đã được ks Trần Đại Nghĩa sửa lại, và họ đã không ngờ 34 B-52 bị bắn rơi trong vòng 12 ngày ! Cũng như yếu tố bất ngờ trận Điện Biên Phủ. Tổng số máy bay bị bắn rơi : 4 181 chiếc.

- Tuy nhiên lực lượng quân đội Mỹ-Saigon lên tới 1,2 triệu vì ngoài ra lính Mỹ còn có thêm quân đóng giữ tại Thái Lan, hạm đội 7 và quân đọi đồng minh (Đại Hàn, Thái Lan, Tân Tây Lan, Úc, Canada ...) tổng tiến công trên 60 tỉnh thành lớn (Saigon, Huế, Đà Lat, Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Nẵng, ...), các căn cứ quân sự, sứ quán Mỹ, đài phát thanh. Loại trừ 50 000 lính và 10 000 GI's và 1500 máy bay và trực thăng.


ĐT Võ Nguyên Giáp và Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến chiến dịch Hồ Chí Minh

Bản dồ Quyết tâm chiến dich HCM (Tà Thiết, Lộc Ninh-Tây Ninh 22.4.75



ĐT Văn Tiến Dũng chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng 30.4.75

   Xây dựng hòa bình

-         Lý thuyết Marx-Lenin : tức là chuyên chính vô sản, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà thực tế đã đem lại sự kiệt quệ kinh tế mà vẫn chối bỏ kinh tế thị trường. Tích cực nhất của nhiều lãnh tụ : Vũ Mão (Chủ nhiệm văn phòng quốc hội và Hội đồng nhà nước 1987-1992) cho truyền hình trực tiếp các phiên họp, bỏ phiếu trắng dùng máy điện tử ..., TT Võ Văn Kiệt (1991-1997) hòa giải và hòa hợp dân tộc, « Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả ... »

-         Các vị lãnh đạo chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin, gặp nhiều trở ngại để sửa đổi trước hết do chủ nghĩa giáo điều, và cách tổ chức hoàn toàn dựa vào một cá nhân. Vì vậy chính sách « đổi mới » của ông Nguyễn Văn Linh tuy đem lại hiệu quả kinh tế thì rốt cuộc vẫn bị khựng lại vì ông coi sự lãnh đạo của Đảng CS là trên hết ? Cũng không nên quên là ông NVL đã sửa đổi hiến pháp và không coi TQ như một kẻ thù nguy hiểm nhất nữa.

-         Xin miễn nêu ra những ví dụ, cải tổ cần có nhiều thời gian chứ không thể một sớm một chiều được.

-         Một dấu ngoặc tốt : các đồng chí đều được Đảng và Nhà Nước chăm lo không phải chỉ cho sức khỏe mà thậm chí đến cả cuộc sống tình cảm riêng tư của mỗi cá nhân.

-         Triệu chứng tốt dưới thời Võ Văn Kiệt : Mỹ bỏ cấm vận (Bill Clinton, 1994), Vietnam tham gia ASEAN (1995) với tất cả các nước trong khu vực. Ông VVK không nghe lời chuyên gia điện lực VK Pháp ngăn cản việc xây dựng đường dây cao thế 500 kV Bắc-Nam (1994), có nguy cơ theo chuyên gia điện lực nhưng vẫn quyết định khởi công và đạt kết quả tốt.


TT Bill Clinton tới thăm chính thức 1995 (bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt)




Paris, 07-06-2020
Nguyễn Công Hoan



No comments:

Post a Comment